Biểu hiện dễ nhận biết nhất của nước bị nhiễm amoni là có mùi khai. Tuy nhiên khi hàm lượng amoni trong nước >20mg/l thì ta mới ngửi thấy. Vậy làm thế nào để nhận biết? Và cách xử lý nước bị nhiễm amoni như thế nào thì hiệu quả?

>> Xem thêm:

Nước bị nhiễm Asen cách nhận biết và xử lý sạch 99,99%

cach-xu-ly-nuoc-bi-nhiem-amoni

Tác hại của amoni đối với cơ thể con người

Amoni thực tế không phải là chất độc trực tiếp gây hại cho con người. Nhưng chất chuyển hóa từ amoni là nitorit lại là tác nhân gây độc.

Nitorit khi được hấp thụ vào cơ thể qua đồ ăn, thức uống, ngay lập tức sẽ chiếm lấy oxi của hồng cầu. Làm Hemoglobin mất khả năng vận chuyển oxi đi khắp cơ thể. Dẫn tới tình trạng da xanh, thiếu máu.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi uống nước nhiễm Nitorit sẽ chậm phát triển, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, Nitorit khi kết hợp với axit amin trong thức ăn còn tạo thành chất Nitrosamin. Chất này gây tổn thương di truyền tế bào, là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư.

Amoni tồn tại trong nước dưới dạng nào?

Amoni nói riêng và các hợp chất của nitơ nói chung có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên. Có trong chất thải, phân bón. Các hợp chất của nitơ tồn tại dưới dạng Nitrat, Nitrit. Amoniac và cả ở dạng Nitơ (N2).

cach-xu-ly-nuoc-bi-nhiem-amoni

Tùy vào mức độ có mặt của các hợp chất Nitơ mà có thể xác định nguồn nước ô nhiễm ở mức độ nào:

Nước mới nhiễm bẩn sẽ chứa nhiều NH3, rất nguy hiểm đối với sức khỏe người dùng.

Khi nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài, nước chủ yếu chứ NO2-, ít nguy hiểm hơn.

Sau một thời gian dài, các chất NH3 và NO2- sẽ bị oxy hóa thành NO3-. Điều này cũng có nghĩa, khi kiểm định nước có chứa NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc. Ở điều kiện yếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên.

Cách nhận biết nước bị nhiễm Amoni

Một trong những phương pháp dễ nhận biết nhất là nếu bạn luộc thịt bằng nước nhiễm Amoni. Thì bạn sẽ cảm thấy thịt luộc dường như vẫn còn sống. Đó chính là biểu hiện của nước nhiêm Amoni.

Ngoài ra, khi nước có hàm lượng amoni >20mg/l, ngay lập tức sẽ nghe thấy mùi khai, giống với mùi khai nước tiểu.

Tuy nhiên, đây chỉ là những cách nhận biết đơn giản, nhưng không đảm bảo độ chính xác. Để có thể nhận biết chính xác nhất, bạn cần đem mẫu nước sinh hoạt đến các cơ sở, đơn vị xét nghiệm. Hoặc sử dụng thiết bị kiểm tra chuyên dụng, để đo đạt hàm lượng amoni trong nước.

Các cách xử lý nước bị nhiễm amoni hiện nay

Có nhiều cách xử lý nước bị nhiễm amoni. Tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là 4 phương pháp xử lý nước nhiễm amoni đang được nhiều người áp dụng. Tìm hiểu thật kỹ, để lựa chọn được cách xử lý nước bị nhiễm amoni phù hợp nhất.

Cách 1: Phương pháp Clo hóa đến điểm đột biến

Khi cho Clo vào nước, trong nước tạo ra axit hypoclorit (HOCl). Chất này kết hợp với NH4+ tạo thành Cloramin. Cloramin vốn nổi tiếng là chất khử trùng, sát khuẩn, xử lý nước ô nhiễm hiệu quả.

Thời điểm Cloramin bị oxy hóa hết, trong nước sẽ xuất hiện Clo tự do gọi là điểm đột biến. Vì vậy, khi sử dụng cách xử lý nước bị nhiễm amoni này, đừng quên xử lý lượng Clo dư thừa trước khi sử dụng.

cach-xu-ly-nuoc-bi-nhiem-amoni-bang-phuong-phap-lam-thoang

Cách 2: Phương pháp làm thoáng

Muốn khử NH4+ ra khỏi nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0 để biến 99% NH4+ thành khí NH3 hòa tan trong nước.

Nâng pH của nước thô: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5

Tháp làm thoáng khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac có hàm lượng đầu vào 20 – 40 mg/l, đầu ra khỏi giàn hàm lượng còn lại 1 – 2mg/l, như vậy hiệu quả khử khí của tháp phải đạt 90 – 95%. Hiệu quả khử khí NH3 của tháp làm thoáng khi pH ≥11 phụ thuộc nhiều nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ nước tăng, tốc độ và số lượng ion NH4 chuyển hóa thành NH3 tăng nhanh.

Cách 3: Phương pháp trao đổi ion

Áp dụng phương pháp lọc qua bể cationit cũng là phương pháp hiệu quả để khử NH4+. Lớp hạt lọc cationit sẽ giữ lại ion NH4+ và chỉ cho vào nước ion Na+. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng phương pháp này. Độ pH của nước cấp phải luôn duy trì ở mức >4 và <8.

Vì nếu pH của nước ≤ 4, hạt lọc cationit sẽ vẫn cho ion H+ đi qua. Và khi pH>8, một phần NH4+ sẽ chuyển thành NH3 ở dạng khí hòa tan. Và cationit sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ lọc của nó. Do đó, giảm hiệu quả lọc. NH4+ không được xử lý triệt để.

Cách 4: Dùng máy lọc nước công nghệ RO

Hệ thống lọc nước RO vốn được biết đến là công nghệ xử lý nước hiện đại nhất hiện nay. Không những xử lý nước bị nhiễm amoni tốt. Hệ thống RO còn xử lý nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm lợ, nhiễm chì, nhiễm asen… hiệu quả.

cach-xu-ly-nuoc-bi-nhiem-amoni-bang-phuong-phap-ro

Nhờ kích thước khe lọc siêu nhỏ chỉ 0,0001 micro. Màng lọc RO DOW nhập khẩu chính hãng từ Mỹ có khả năng lọc sạch đến 99,99% tất cả các thành phần ô nhiễm. Bất kể là amoni, vi khuẩn, cặn bẩn, tạp chất, kim loại nặng, hóa chất… đều được màng lọc “diệt sạch tận gốc”.

Đặc biệt, với dòng máy lọc nước RO của WEPAR được áp dụng công nghệ ARS tiên tiến. Tất cả nguồn nước bị nhiễm amoni đều được xử lý tốt một cách triệt để. Đúng như slogan “WEPAR-LỌC SẠCH MỌI NGUỒN NƯỚC”.

Có thể thấy, 3 cách xử lý nước bị nhiễm amoni: Phương pháp Clo hóa đến điểm đột biến; Phương pháp làm thoáng; Phương pháp trao đổi ion. Khi xử lý đều cần kết hợp với các phương pháp xử lý phụ hoặc có những điều kiện đi kèm. Riêng phương pháp xử lý nước bị nhiễm amoni bằng cách dùng máy lọc nước công nghệ RO. Lại vừa tiện lợi, vừa kinh tế, vừa xử lý nhanh chóng.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP.HCM (xem bản đồ)

Hotline: 0283973319109341956570909227720

Đăng ký đại lý: 0934195657

[email protected]