Nguồn nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do đó, dù là nhu cầu sử dụng nước vào mục đích gì. Thì việc xét nghiệm nước tại các đơn vị kiểm nghiệm là điều cần thiết. Viện Pasteur là một trong những trung tâm kiểm nghiệm uy tín. Nhưng giá xét nghiệm nước uống tại viện pasteur là bao nhiêu, thì cũng là thắc mắc của nhiều người. Và làm thế nào để thực hiện đúng yêu cầu kiểm nghiệm nước?

>> Có thể bạn quan tâm: TDS trong nước là gì? Chỉ số bao nhiêu là được uống?

Thực hiện đúng theo các yêu cầu để kiểm nghiệm nước chính xác

Kết quả kiểm tra nước muốn chính xác, không đơn giản là đem mẫu nước đến viện Pasteur và chờ kết quả. Mà phải thực hiện đúng theo 4 bước bên dưới.

Bước 1: Lấy mẫu nước cần kiểm nghiệm

  • Đối với nước giếng: Bật bơm và xả rửa tầm 15 phút. Sau đó mới lấy nước mang đi kiểm nghiệm.
  • Đối với nước máy: Tương tự, không được lấy nước ngay tại nguồn sử dụng khi vừa mới mở vòi. Nếu nước máy có dùng bơm, thì cũng nên lấy nước sau khi bơm đã hoạt động tối thiểu 15 phút.
  • Đối với các loại nước khác: nước sông suối ao hồ, mước mưa… thì chỉ nên lấy nước tại thời điểm nước tĩnh, không động và cách mặt nước ít nhất là 10 cm.

Nước sau lấy có thể để vào chai thủy tinh sạch. Có dung tích ít nhất 1 lít khi xét nghiệm cho hộ gia đình. Và dung tích 6 lít đối với cơ sở kinh doanh nước đóng bình, đóng chai. Và có nắp đậy bằng nút thủy tinh/nhựa không có miếng lót thấm. Để nước không bị thay đổi tính chất nước.

Trong trường hợp chỉ kiểm tra hóa lý thông thường. Thì có thể sử dụng chai Pet – chai nước suối nhưng tuyệt đối phải sạch và không có lẫn nước trong chai và nước mới lấy. Đậy nắp chai thật kín, không đổ nước đầy tràn chai, và chừa lại một ít không khí trong chai.

Bước 2: Bảo quản và vận chuyển

Đối với việc kiểm tra vi sinh thì trong quá trình chuyển mẫu, nước phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp từ 5-10 độ C (có thể để nước trong túi đá). Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, sẽ gây ra các phản ứng làm thay đổi tính chất nước.

Bước 3: Đưa ra chỉ tiêu, làm thủ tục giấy tờ

Cung cấp chỉ tiêu cần xét nghiệm. Sau đó làm giấy tờ, thủ tục để xét nghiệm nước tại viện Pasteur.

Bước 4: Lấy kết quả

Khoảng 15 ngày sau khi nộp hồ sơ, giấy tờ. Viện Pasteur sẽ trả về kết quả các chỉ tiêu nước bạn yêu cầu. Thông thường, giờ nhận kết quả kiểm nghiệm của viện Pasteur là khoảng 15h vào ngày thông báo đến nhận kết quả.

Bảng giá xét nghiệm nước uống tại viện Pasteur

Dưới đây là bảng giá xét nghiệm nước uống tại viện Pasteur mới nhất. Căn cứ vào chỉ tiêu muốn xét nghiệm. Bạn có thể dự trù được giá xét nghiệm cho mẫu nước của mình.

gia-xet-nghiem-nuoc-uong-tai-vien-pasteur
gia-xet-nghiem-nuoc-uong-tai-vien-pasteur
gia-xet-nghiem-nuoc-uong-tai-vien-pasteur

4 Tiêu chuẩn đánh giá và xét nghiệm nước phổ biến nhất hiện nay

Các tiêu chuẩn đánh giá phổ biến nhất hiện nay, bao gồm: QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT, QCVN 6-1:2010/BYT và QCVN 6-2:2010/BYT.

QCVN 01:2009/BYT

Quy chuẩn được biên soạn bởi Cục Y tế dự phòng và Môi trường. Được ban hành ngày 17.06.2009 theo thông tư số 04/2009/TT – BYT bởi Bộ Y tế.

  • Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn quy định mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng nước. Đối với nước dùng cho việc ăn uống, cho các cơ sở chế biến thực phẩm.
  • Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân, hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước dùng cho ăn uống. Bao gồm cả các cơ sở cấp nước cho mục đích sinh hoạt có công suất 1.000 m3/ngày đêm trở lên.

QCVN 02:2009/BYT

Quy chuẩn được biên soạn bởi Cục Y tế dự phòng và Môi trường. Được ban hành ngày 17.06.2009 theo thông tư số 05/2009/TT – BYT bởi Bộ trưởng Bộ Y tế.

  • Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn quy định mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để sinh hoạt. Không sử dụng để uống trực tiếp. Không dùng cho các hoạt động chế biến thực phẩm.

>> Xem thêm: Clo dư trong nước sinh hoạt là gì, nồng độ cho phép bao nhiêu?

  • Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân, hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước dùng cho ăn uống. Bao gồm cả các cơ sở cấp nước cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm.

QCVN 6-1:2010/BYT

Quy chuẩn được biên soạn bởi Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống. Và được cục AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM trình duyệt. Được Bộ trưởng BYT ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 01/06/2010.

  • Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định các yêu cầu quản lý. Giới hạn chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho nước khoáng thiên nhiên đóng chai. Và nước uống đóng chai sử dụng với mục đích giải khát. Quy chuẩn không áp dụng cho thực phẩm chức năng.
  • Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, kinh doanh và sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng chai tại Việt Nam. Cùng với các cá nhân, tổ chức có liên quan.

QCVN 6-2:2010/BYT

Quy chuẩn được biên soạn bởi Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống. Và được cục AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM trình duyệt. Và được ban hành ngày 02.06.2020 theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT bởi Bộ trưởng BYT.

  • Phạm vi điều chỉnh: Quy định các yêu cầu quản lý, các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm với đồ uống không cồn. Bao gồm nước rau quả, nectar rau quả, đồ uống không cồn pha chế sẵn. Quy chuẩn không áp dụng cho thực phẩm chức năng.
  • Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn ap dụng cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống không cồn tại Việt Nam. Cùng với các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Tùy thuộc vào chỉ tiêu mà người sử dụng muốn để kiểm định. Chứ không nhất thiết phải kiểm tra hết 109 chỉ tiêu. Do đó, giá xét nghiệm nước uống tại viện Pasteur cũng không mắc như một số người lầm tưởng. Nếu khách hàng đang có ý định mở xưởng sản xuất nước uống đóng bình/chai. Hay muốn mở cơ sở sản xuất dược phẩm, cơ sở xi mạ… Vui lòng liên hệ WEPAR để được tư vấn chính xác và hỗ trợ kiểm định các chỉ tiêu cơ bản hoàn toàn miễn phí. Nếu quý khách lắp đặt hệ thống hoặc mua các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.