Khái niệm độ pH có lẽ cũng không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, độ pH trong thực phẩm lại không thực sự được nhiều người quan tâm. Thực tế, mỗi loại thực phẩm sẽ có một độ pH. Thậm chí, giữa các loại nước uống cũng có độ pH khác nhau. Vậy nước uống có độ PH bao nhiêu tốt, là uống được. Và cách đo độ pH trong nước như thế nào?

>> Có thể bạn quan tâm: Độ pH của nước máy, sinh hoạt chuẩn là bao nhiêu 2020?

nuoc-uong-co-do-ph-bao-nhieu-tot

Có nên quan tâm đến độ pH trong nước uống

Nếu bạn vẫn còn chủ quan, nạp nguồn thức ăn một cách vô tội vạ. Và không quan tâm đến độ pH trong thức ăn nói chung và nước nói riêng. Thì chắn chắn một lúc nào đó, cơ thể sẽ “lên tiếng cảnh báo” bạn.

Khái niệm về độ pH

Độ pH dùng để xác định tính axit và bazơ với thang đo từ 0-14. Nếu có độ pH dưới 7 thì chất mang tính axit. Ngược lại, nếu có độ pH trên 7 thì chất mang tính bazơ. Độ pH = 7 thì chất được coi là trung tính. Độ pH trong nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, do đó phải luôn lưu ý duy trì cân bằng pH trong cơ thể.

Duy trì độ pH cơ thể ở mức cân bằng

Trước khi tìm hiểu cụ thể về vấn đề nước uống có độ PH bao nhiêu tốt. Hãy cùng Wepar nhìn nhận những tác hại nghiêm trọng khi cơ thể mất cân bằng độ pH. Có thể kể đến một vài căn bệnh có thể xảy ra như tiểu đường, béo phì. Gây nên các triệu chứng về đường huyết, hội chứng tim mạch.

Độ pH trong cơ thể không được duy trì ở trạng thái cân bằng còn khiến cho cơ thể thiếu sức sống. Da dẻ trở nên xanh xao, vàng vọt. Đặc biệt, còn tăng nguy cơ mắc các căn bệnh về sỏi thận, dạ dày, lão hóa sớm… Và rất nhiều bệnh lý khác.

Cách đo độ pH trong nước uống đơn giản nhất

Có rất nhiều cách để đo độ pH trong nước từ đơn giản cho đến phức tạp. Có thể kể đến như:

Đo độ pH trong nước bằng giấy quỳ tím

Đây là cách đo đơn giản và nhanh chóng nhất để nhận biết được tính chất của nước. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh nghĩa là nước có tính bazo pH >7. Nếu giấy quỳ ngã màu đỏ, nước có tính axit với độ pH<7. Nhưng cách này lại không cho ta biết chỉ số pH chính xác.

thiet-bi-do-do-ph-nuoc-uong-co-do-ph-bao-nhieu-tot

Dùng bút đo độ pH

Thêm một cách đơn giản khác để đo độ pH trong nước là bút đo pH. Sản phẩm này rất dễ tìm mua trên thị trường với nhiều loại đa dạng. Do mỗi loại sẽ có cách sử dụng riêng. Tham khảo hướng dẫn sử dụng để đo được độ pH chính xác nhất.

Biết được độ pH nhờ sử dụng máy lọc RO đến từ thương hiệu uy tín

Ngày nay, với công nghệ RO lọc và xử lý nước tiên tiến. Các dòng máy lọc/ hệ thống lọc công nghệ thẩm thấu ngược cho ra dòng nước tinh khiết. Bất kể nguồn nước cấp là nước máy, nước ngầm hay nước mặt…

>> Để biết vì sao công nghệ RO lọc được nước ô nhiễm thành nước tinh khiết, bạn đọc có thể xem thêm ở đây: Công nghệ lọc nước RO là gì? Có những ưu nhược điểm gì?

Và như đã nói, nước siêu tinh khiết có pH = 7. Theo đó, với khả năng lọc đến 99,99% các thành phần ô nhiễm trong nước. Nước tinh khiết sau lọc sẽ có độ pH dao động từ 6,5 – 7. Riêng đối với các dòng máy RO hydrogen, độ pH của nước uống sau lọc sẽ được điều chỉnh lên đến 8.5 cho đến 9.5. Nếu sử dụng máy lọc chuẩn xác theo lời khuyên của nhà sản xuất. Và thay lõi lọc theo định kỳ. Như vậy, không cần phải tìm cách đo độ pH, bạn cũng có thể dễ dàng biết được độ pH của nước uống đang sử dụng.

Nước uống có độ PH bao nhiêu tốt?

Cũng không thể nói chính xác nước uống có độ PH bao nhiêu tốt. Tuy nhiên có thể chắc chắn một điều là nếu nước có độ axit quá thấp hoặc quá cao so với mức 7. Thì nước uống không thực sự an toàn với sức khỏe.

nuoc-uong-co-do-ph-bao-nhieu-tot

Ngày nay, nước uống có nhiều loại. Do đó, mỗi loại sẽ có một độ pH nhất định. Chẳng hạn nước siêu tinh khiết sẽ có độ pH là 7. Hoặc nước hydrogen có độ pH dao động từ 8.5 – 9.5. Được xem là những loại nước có nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe.

Loại nước mà chúng ta uống thường ngày. Nhất là các loại được cấp từ các nguồn như sông, suối, ao hồ, giếng khoan. Hay thậm chí là nước máy. Đều không có độ pH an toàn như các loại nước kể trên. Bởi trong các loại nước này, chứa rất nhiều tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng hay hóa chất, vi khuẩn… ngậm trong nước. Là nguyên nhân khiến độ pH trong nước bị thay đổi theo hướng tiêu cực.

Xem thêm: Xu hướng lựa chọn nước uống được yêu thích hiện nay

Những năm gần đây, xu hướng dùng nước hydrogen đang được rất nhiều người ưa chuộng. Một trong số những tác dụng nhất định phải nhắc đến là nước hydrogen góp phần điều trị các căn bệnh liên quan đến dạ dày khi có dấu hiệu bệnh NHẸ.

Theo Bà Nguyễn Thị Lâm – PGS.TS.BS kiêm Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia . Nước kiềm là loại nước được ứng dụng công nghệ điện giải cao cấp của Nhật Bản. Giúp duy trì độ pH ở mức 7.34 – 7.45 cho máu. Vậy nên, đối với đa số những người khỏe mạnh, nước kiềm rất có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, theo như nghiên cứu của Viện trưởng Viện nước Nhật Bản – Tiến sỹ Hayashi Hidemitsu. Nước hydrogen có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh như cao huyết áp, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, gout… Và một vài căn bệnh khác do các gốc tự do gây ra. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, nước hdrogen chỉ có tác dụng HỖ TRỢ ngăn ngừa bệnh, chứ KHÔNG PHẢI là thuốc chữa bệnh. Do đó, khi mắc những căn bệnh này, bạn vẫn nên dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.

>> Xem thêm: [Sự thật] Nước kiềm là gì? Uống nước kiềm có tốt cho sức khỏe không?

Lời kết

Không thể nói chắc chắn nước uống có độ PH bao nhiêu tốt. Nhưng nếu có thể, hãy sử dụng nước đã qua lọc và xử lý, với độ pH từ 7.0 – 9.5. Sẽ khiến bạn yên tâm hơn khi sử dụng trong các mục đích ăn uống, sinh hoạt hay sản xuất.