Giữa vô vàn các dòng nước đóng chai trên thị trường. Liệu bạn có phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết, nước suối đóng chai được không? Dù bạn biết được chai nước đang cầm trên tay thuộc loại nước gì. Thì cũng khó lòng nào khám phá được thực chất sự khác nhau giữa các loại nước này. Loại nước nào mang đến nhiều lợi ích nhất? Ai nên uống nước tinh khiết, ai nên uống nước khoáng. Và ai thì thích hợp để uống nước suối?

>> Có thể bạn quan tâm:

[Sự thật] Nước kiềm là gì? Uống nước kiềm có tốt cho sức khỏe không?

phan-biet-nuoc-khoang-va-nuoc-tinh-khiet-nuoc-suoi-dong-chai
Phân biết nước tinh khiết và nước khoáng, nước suối đóng chai. Nguồn hình ảnh: Internet

Điểm giống nhau giữa nước khoáng, nước tinh khiết và nước suối đóng chai.

Nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết về cơ bản đều là nước vô khuẩn. Nước đã được tiệt trùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các loại nước đóng chai này đều đáp ứng được tiêu chuẩn dùng nước uống trực tiếp.

Cả 3 dòng nước đều dùng để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể. Người lớn và trẻ em đều có thể dùng được mà không cần quá lo lắng về chất lượng. Chưa kể, những chai nước đóng chai với thể tích nhỏ gọn: 250ml, 350ml, 500ml rất dễ mang theo bên mình.

Phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết, nước suối khác nhau như thế nào?

Những điểm khác nhau của 3 loại nước tinh khiết, nước khoáng, nước suối. Dựa trên các yếu tố sau: Nguồn sản xuất, thành phần, dinh dưỡng và giá cả. Việc phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết, nước suối. Sẽ giúp ta lựa chọn được loại nước phù hợp, tốt nhất để uống.

Nguồn sản xuất.

  • Nước tinh khiết: Nguồn nước cấp để sản xuất nước tinh khiết có thể khai thác từ bất kể nguồn nước nào. Có thể là nước sông, nước giếng, nước mưa hoặc nước sinh hoạt được tiệt trùng. Cơ chế để sản xuất nước tinh khiết là nguồn nước đã qua tinh lọc. Sau đó, nước được cho qua hệ thống lọc công nghệ cao (RO, UF, Nano…). Để tiệt trùng, loại bỏ toàn bộ các thành phần ô nhiễm có trong nước. Sau đó mới vô chai.

>> Xem thêm: Công nghệ lọc nước RO là gì? Có những ưu nhược điểm gì?

  • Nước khoáng, nước suối: Nguồn nước cấp cho 2 loại nước này. Phải là những tầng nước địa chất chứa một số khí tự nhiên, nguyên tố. Và các hợp chất khoáng có hàm lượng cao hơn các nước khác. Nước khoáng và nước suối chỉ đóng chai duy nhất tại nguồn, không quả xử lý. Để không làm ảnh hưởng đến các thành phần có lợi có trong nước. Nếu có, chỉ qua các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo nước vô trùng.
phan-biet-nuoc-khoang-va-nuoc-tinh-khiet-dua-vao-nguon-nuoc-cap
Nhà máy nước khoáng thường được xây dựng ngay tại nguồn. Nguồn hình ảnh: Internet

Khác nhau về Thành phần.

  • Nước tinh khiết: cái tên nước tinh khiết đã nói lên được chính thành phần của chai. Bởi ngoài những giọt nước tinh khiết. Chai nước không chứa bất kì thành phần vi khoáng nào.
  • Nước suối: nước suối chỉ có trong các tầng địa chất đặc biệt. Có chứa hàm lượng khoáng chất có lợi, cần thiết cho cơ thể. Nhưng hàm lượng các chất này không cao cũng không ổn định. Chính xác có thể gọi nước suối là nước thiên nhiên tiệt trùng.
  • Nước khoáng: Thị trường thường đánh đồng nước khoáng với nước suối. Tuy nhiên, nước khoáng nước khai thác ở những khu vực nước có chứa hàm lượng khoáng cao và ổn định. Ngoài ra, tiêu chuẩn thành phần trong nước khoáng rất khắt khe. Phải đảm bảo một số yếu tố đặc hiệu, theo quy định của Việt Nam hoặc thế giới.

Dinh dưỡng và giá cả.

  • Giá trị dinh dưỡng: Nước tinh khiết và nước suối chỉ có thể dùng vào mục đích giải khát. Và bổ sung nước cần thiết hằng ngày cho cơ thể. Trong khi đó, do bản chất nước khoáng chứa nhiều vi lượng. Do đó rất có lợi trong việc tăng cường sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp. Một số khoáng chất có trong nước khoáng: Natri, Kẽm, Coban, Calci… Phù hợp cho người chơi thể thao, người già và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, những chất này lại không tốt cho người bị cao huyết áp, suy thận hoặc có hội chứng thần kinh…
  • Giá cả: Như đã nói, vì nước khoáng chứa nhiều vi khoáng, khoáng chất có lợi. Việc khai thác nước cũng khó khăn. Do đó, có giá thành mắc hơn một chút. Dù vậy, nước khoáng vẫn không thay thế được nước tinh khiết. Vì nước tinh khiết có tính ứng dụng cao, giá thành phải chăng và phù hợp với nhiều đối tượng.

Nên sử dụng nước khoáng, nước tinh khiết, hay nước suối?

Những thông tin ở trên đã giúp bạn phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết, nước suối đóng chai. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu. Mà bạn có thể lựa chọn loại nước uống phù hợp. Tuy nhiên, cũng có một vài lưu ý khi sử dụng từng loại nước.

Nước tinh khiết

Mặc dù nước đã được lọc sạch, loại bỏ mọi độc tố, kim loại nặng, chất ô nhiễm gây hại. Nhưng đó cũng là lý do, nếu sử dụng loại nước này thường xuyên. Vô tình dẫn đến việc cơ thể không bổ sung đủ các khoáng chất cần thiết có trong nước khoáng, nước suối.

Thêm một lời khuyên cho bạn. Là nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây. Thì việc uống nước tinh khiết sẽ tốt nhất cho bạn. Do nước tinh khiết sẽ không làm ảnh hưởng đến các thành phần và tác dụng của thuốc.

ai-nen-uong-nuoc-tinh-khiet
Chỉ sử dụng nước uống tinh khiết để uống cùng thuốc Tây. Nguồn hình ảnh: Internet

Nước khoáng và nước suối

Ngoài một số người mắc bệnh cao huyết áp, suy thận hoặc có hội chứng thần kinh… Thì nước khoáng/nước suối được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một số trường hợp nước khoáng/suối ngày nay gặp phải trường hợp. Bị nhiễm độc từ chai nhựa do chất lượng nhựa, việc va đập qua quá trình vận chuyển. Và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Giải pháp nào để uống nước tinh khiết nhưng vẫn bổ sung khoáng chất?

Nước đóng bình, đóng chai trên thị trường hiện chỉ sản xuất dưới dạng hoặc là nước tinh khiết. Hoặc là nước khoáng. Hoặc là nước suối. Chứ không thể kết hợp lại với nhau. Nhưng với cuộc sống hiện đại ngày nay, tất cả đã có giải pháp.

Máy lọc nước RO tạo khoáng 8 cấp WEPAR

Công nghệ RO vốn đã nổi tiếng với khả năng lọc và xử lý nước “xuất chúng”. Không những các tạp chất, cặn bẩn, huyền phù, gỉ sét… thông thường. Kể cả hóa chất, độc tố, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật… đều được màng lọc Ro xử lý. Nguyên nhân là do màng lọc có khe lọc siêu nhỏ, chỉ 0,0001 micron. Chỉ cho phép các hạt nước tinh khiết đi qua. Do đó, nước sau lọc đạt chuẩn tinh khiết. Có thể uống trực tiếp không cần đun sôi theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Đối với dòng máy RO 8 tạo khoáng 8 cấp WEPAR. Ngoài việc cho ra dòng nước sau lọc với khả năng kháng khuẩn cao. Máy còn được bổ sung lõi lọc tạo khoáng. Với vật liệu tạo lõi là đá Maifan – đá thạch anh được khử khuẩn. Nước sau lọc được nâng nhẹ độ pH và bổ sung hàm lượng vi khoáng. Nhờ đó cung cấp, tái tạo năng lượng cho cơ thể mỗi khi uống nước.

>> Tìm hiểu thêm: Máy lọc nước RO 8 cấp WEPAR có khoáng + Tủ KCL 3D – Đen

Hình ảnh: Máy lọc nước RO 8 cấp tạo khoáng thương hiệu WEPAR.

Lợi ích khi lắp đặt máy lọc nước tinh khiết RO tích hợp tạo khoáng WEPAR

Nếu bạn là người có thói quen mang nước ở nhà đến các nơi công cộng. Thay vì mua nước đóng chai ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Thì chắc chắn, việc lắp đặt một máy lọc nước tạo khoáng như máy lọc WEPAR. Sẽ mang đến cho bạn vô vàn lợi ích:

  • Nước sau lọc là nước tinh khiết có chứa hàm lượng vi khoáng nhất định. Nên hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
  • Biết rõ nguồn gốc của nước, tự kiểm soát được chất lượng nước. Nhờ thay lõi lọc định kỳ, bảo trì-bảo dưỡng, kiểm tra mẫu nước định kỳ. Thay vì mua nước ở bên ngoài, không chắc chắn về xuất xứ, nguồn gốc.
  • Bổ sung khoáng chất, cung cấp năng lượng khi tập gym, thể dục thể thao.
  • Tiết kiệm chi phí khi mang nước khoáng từ máy lọc nước khi đi ra ngoài.
  • Giảm thiểu rác thải nhựa khi mua nước đóng chai tinh khiết, khoáng đóng chai, suối đóng chai.

Nếu như bạn thường xuyên sử dụng nước tinh khiết, nước khoáng, nước suối đóng chai. Hãy xây dựng thói quen xem thành phần, loại nước trên nhãn mác mỗi chai nước. Kết hợp với thông tin mà Wepar cung cấp trong bài viết này. Để có thể lựa chọn được loại nước thích hợp với mình. Hoặc nếu có thể, hãy lắp đặt máy lọc nước RO tạo khoáng 8 cấp của Wepar. Để bất cứ khi nào cũng có nước khoáng sử dụng. Quan trọng, lại hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Wepar theo thông tin bên dưới. Hoặc để lại comment, inbox cho Wepar để được hỗ trợ: