Tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, sinh sản… ngày càng tăng. Bạn có biết đâu là nguyên nhân? Một trong những lý do khiến sô người mắc các căn bệnh này tăng lên. Là do sử dụng nước cứng. Để hiểu rõ hơn thế nào là nước cứng. Và phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cửu như thế nào? Cùng WEPAR đọc hết bài viết này nhé.

>> Xem thêm: Nước bị nhiễm đá vôi cách nhận biết và xử lý dễ nhanh nhất 2020.

nuoc-cung-la-gi
Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ vượt quá ngưỡng cho phép trong nước, hình thành nước cứng. Nguồn hình ảnh: Internet

Định nghĩa nước cứng

Nước cứng có màu trong vắt. Đây là lý do khiến nhiều người lầm tưởng nước màu trong là nước an toàn. Và chủ quan cho rằng không cần xử lý nước trước khi sử dụng. Nước cứng không có hiểu hiện rõ ràng về màu sắc, mùi lạ… như nước bị nhiễm chì, nước bị nhiễm phèn… Do đó, khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Khiến người dùng chủ quan không áp dụng các phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh viễn.

Trong nước cứng chứa cả hóa chất lẫn khoáng chất. Hàm lượng thành phần khoáng chất là yếu tố tạo nên tính cứng của nước. Có thể định nghĩa, nước cứng là nước chứa lượng lớn ion khoáng chất Ca2+, Mg2+ vượt quá ngưỡng cho phép. Đây là hai 2 khoáng chất chủ yếu tác động đến độ cứng của nước. Ngoài ra, ở một số khu vực, trong thành phần nước cứng còn xuất hiện nhôm, sắt và mangan.

Nước cứng được hình thành như thế nào?

Nước được coi là một dung môi tốt. Bởi nó có khả năng hút và hòa tan nhiều tạp chất vô cùng dễ dàng. Nước đổ từ nguồn sẽ di chuyển qua các tầng, lớp, mặt đất đá. Trong quá trình này, nước hòa tan lượng nhỏ khoáng chất và giữ lại trong nước. Cứ thế, càng di chuyển qua đất đá, nước lại càng tích lũy thêm nhiều khoáng chất. Kết quả là hàm lượng khoáng chất trở nên quá cao, tạo độ cứng cho nước.

Mức độ nước cứng

Theo cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ – USGS. Mức độ cứng của nước được xác định dựa vào nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+:

  • Nước mềm: 0-60 mg/lít.
  • Nước cứng vừa phải: 61-120 mg/lít.
  • Nước cứng: 121-180 mg/lít.
  • Nước rất cứng: >180 mg/lít.

Cách nhận biết nước cứng

Dựa vào màu sắc, mùi vị của nước cứng thì khó lòng nào nhận biết được. Tuy nhiên, chỉ với một vài dấu hiệu dưới đây. Bạn có thể nhanh chóng phát hiện nước nhà bạn đang sử dụng là nước cứng. Và nhanh chóng tìm ra phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu.

dau-hieu-nhan-biet-nuoc-cung
Ấm đun nước, ly nước, vòi dẫn nước tích tụ nhiều đóm, cặn phấn trắng là dấu hiệu của nước nhiễm cứng. Nguồn hình ảnh: Internet
  • Khăn trải, quần áo sau giặt bị xỉn màu, có cảm giác thô ráp.
  • Bát đĩa kim loại có đốm, cặn phấn trắng.
  • Vòi nước bị tích tụ vảy ố.
  • Vòi dẫn nước, đường ống nhanh bị tắc.
  • Tóc, da bị khô khi sử dụng nước nhiễm cứng – nhiễm đá vôi.

Phân loại nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu

Như đã đề cập, nước cứng được chia thành hai loại. Là nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. Về bản chất, cả hai loại nước cứng đều chứa nồng độ cao các cation Ca2+ và Mg2+. Tuy nhiên, việc phân biệt nước cứng lại dựa vào thành phần và nồng độ các anion có trong nước cứng.

Nước cứng tạm thời là gì?

Nước cứng tạm thời có gốc anion là Bicarbonate (HCO3-). Nước cứng tạm thời khi được làm nóng sẽ khiến cho ion bicarbonate phân hủy thành carbonate CO32- , carbon dioxide CO2  và nước H2O. Theo đó, CO32- sẽ phản ứng với cation Ca2+ hoặc Mg2+, tạo thành CaCO3 Và MgCO3. Các chất kết tủa này tích tụ trên các mặt đáy nồi, ấm nước trong quá trình đun sôi. Ngoài ra, do tính chất dễ phân hủy trong nước nóng, nên bicarbonate của magie và canxi có thể loại bỏ nhanh chóng bằng việc đun sôi.

Nước cứng vĩnh cửu là gì?

Trong khi đó, gốc anion của nước cứng vĩnh cửu lại là anion sunfat (SO42-), clorua (Cl-). Độ cứng bị tạo ra bởi các anion này được gọi là nước cứng vĩnh cửu. Để xử lý nước cứng vĩnh cửu, phải xử lý bằng cách trao đổi ion, natri cacbonat. Và một phương pháp mới là xử lý bằng hệ thống RO.

phuong-phap-lam-mem-nuoc-cung-tam-thoi-bang-cach-trao-doi-ion
Trao đổi ion là phương pháp làm mềm nước tạm thời, vĩnh cửu khá phổ biến nhưng vẫn tồn tại nhược điểm. Nguồn hình ảnh: Internet

3 Phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời phổ biến

Dù việc xử lý nước cứng tạm thời không quá phức tạp như nước cứng vĩnh cửu. Chỉ cần đun sôi nước, các bicarbonate của magie và canxi sẽ phân hủy để tạo thành cacbonat. Đây là chất kết tủa không hòa tan. Do đó có thể nhanh chóng xử lý, làm cho nước mềm hơn.

Tuy nhiên, với phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời này. Chỉ áp dụng khi xử lý lượng nhỏ nước để nấu nước, ăn uống. Chứ không đủ để phục vụ mục đích sinh hoạt, khác… Ngoài ra, trong nước cứng tạm thời vẫn còn tồn tại nhiều thành phần có khả năng gây hại khác. Do đó, cần áp dụng phương pháp dưới đây để nước vừa được làm mềm. Vừa đảm bảo độ an toàn cao hơn khi sử dụng.

*Lưu ý: Các phương pháp dưới đây có thể áp dụng để xử lý độ cứng cho cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu.

Cách làm mềm nước cứng tạm thời bằng trao đổi ion

Đây là phương pháp để trao đổi các ion không mong muốn (Ca2+ và Mg2+) thành các ion mong muốn như Na+. Để thực hiện được việc này. Nước cứng được dẫn qua cột chứa zeolite. Giải phóng các ion mong muốn và liên kết các ion không mong muồn trên bề mặt. Lúc này, các ion nước cứng sẽ trở thành các ion cố định vì gắn chặt với vật liệu nhựa. Và thực hiện các phản ứng trao đổi ion trong nước.

Tuy nhiên, phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cửu này cũng tồn tại nhược điểm. Là đối với những người có chế độ ăn hạn chế natri. Hàm lượng natri được bổ sung gây ảnh hưởng đến sức khỏe.  

Làm mềm nước đá vôi

Quá trình làm mềm nước đá vôi thực chất là bổ sung Ca(OH)2 được thêm vào nước cứng. Ca(OH)2 còn gọi là vôi tôi, có tác dụng làm tăng độ pH. Đồng thời làm cho magie và canxi kết tủa thành Mg(OH)2 và CaCO3. Nhờ đặc tính không tan trong nước, có thể dễ dàng loại bỏ các chất kết tủa ra khỏi nước. Sau khi loại bỏ các ion không mong muốn nhờ lọc các chất kết tủa. Bổ sung thêm axit để đưa độ pH của nước trở về trạng thái bình thường.

phuong-phap-lam-mem-nuoc-cung-tam-thoi-may-loc-nuoc-ro
Máy lọc nước RO gia đình làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cửu hiệu quả. Nguồn hình ảnh: WEPAR

>> Có thể bạn quan tâm: Nên mua máy lọc nước loại nào tốt nhất hiện nay 2020.

Áp dụng công nghệ RO – Phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả

Công nghệ thẩm thấu ngược – Reverse Osmosis trong các hệ thống lọc nước công nghiệp, bán công nghiệp… Là phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu hiệu quả nhất hiện nay. Với kích thước khe lọc siêu nhỏ, màng lọc RO chỉ chi phép các phân tử nước tinh khiết đi qua. Thêm vào đó, nước bị ép từ nơi có nồng độ chắt tan cao xuống nơi có nồng độ thấp. Do đó, các cation như Ca2+ và Mg2+ đều có thể được loại bỏ. Kết quả là thu được nước tinh khiết, không có độ cứng.

WEPAR – Chuyên tư vấn và cung cấp phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu bằng hệ thống xử lý nước RO.

Tất cả các sản phẩm của WEPAR: hệ thống lọc và xử lý nước công nghiệp/ bán công nghiệp; dây chuyền sản xuất nước đóng bình/đóng chai; máy lọc nước gia đình. Đều được tích hợp công nghệ RO. Do đó, không những xử lý được nước có độ cứng cao như ở các tỉnh miền Bắc, Tây Nguyên. Mà các nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hay ô nhiễm bởi các thành phần khác. Cũng được xử lý triệt để.

Thêm vào đó, lợi thế của công ty là sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên môn cao. Đi lên từ thực tiễn ngành nước. Có khả năng phân tích, kiểm định chất lượng nước tốt. Do đó, việc đưa ra giải pháp xử lý nước rất nhanh chóng và chính xác. Kết quả là nước sau lọc của WEPAR luôn đạt chất lượng nước uống trực tiếp không cần đun sôi. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Đến đây, thì ít nhiều các đọc giả cũng đã hiểu hơn về nước cứng. Cũng như tìm ra được các phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cửu rồi đúng không. Tuy nhiên, để nước thực sự an toàn và yên tâm hơn khi sử dụng. Hãy áp dụng phương pháp xử lý nước bằng công nghệ RO để loại bỏ được toàn bộ các thành phần ô nhiễm. Thay vì chỉ tập trung xử lý độ cứng của nước.