Nước – yếu tố quyết định sự sống của con người. Nó chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thể mỗi người. Nước được xem là một dung môi, nhờ nó mà tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. Đóng vai trò quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt. Sau đây là 11 vai trò của nước đối với cơ thể con người mà bạn cần phải biết.

Có thể bạn chưa biết:

6 Tác hại của việc uống nước nhiễm phèn lâu ngày đối với cơ thể con người

Nước ở máy lọc nước có bọt khí. Nguyên nhân và cách xử lý

Vai trò của nước đối với tế bào cơ thể con người

1.Vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tế bào

Nước đóng vai trò như là một cỗ máy vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Nước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu. Ruột non thực hiện chức năng thẩm thấu nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng, kể cả oxy đến nuôi tế bào.

Vai trò của nước đối với cơ thể
Cung cấp đủ nước, cơ thể sảng khoái, đầy sức sống

2.Nước bảo vệ các mô, tủy sống và khớp

Nước đối với cơ thể không chỉ làm dịu cơn khát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bạn. Nước cũng giữ cho các mô trong cơ thể bạn đủ độ ẩm. Ngoài ra, nước giúp bảo vệ tủy sống, và nó hoạt động như một chất bôi trơn và đệm cho khớp của bạn.

3.Uống nước giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh mất nước

Uống đủ nước giúp tăng cường hệ miễn dịch, mang oxy đến các tế bào để giữ cho chúng hoạt động tốt. Nhờ đó, nhiều bệnh có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng ở thận và bàng quang thường có thể được loại bỏ bằng cách đào thải các chất độc khỏi cơ thể nhờ uống nhiều nước. Các triệu chứng ho và sổ mũi đều có thể cải thiện bằng cách giữ cho cơ thể đủ nước. Uống nước khi bị viêm xoang, có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, cơ thể mất nhiều nước hơn khi bạn tập thể dục, vận động, đổ mồ hoặc bị bệnh, bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.Bạn cần bổ sung nước ngay để bạn có thể khôi phục lượng nước tự nhiên cho cơ thể bạn. Nhu cầu của nước đối với cơ thể lúc này rất quan trọng.

4.Nước hỗ trợ tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa bắt đầu bằng nước bọt, hình thành từ nước. Quá trình tiêu hóa phụ thuộc vào các enzyme có trong nước bọt. Nó giúp phân hủy thức ăn, chất lỏng và để hòa tan các khoáng chất, các chất dinh dưỡng khác. Tiêu hóa tốt làm cho khoáng chất và chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn với cơ thể. Nước cũng là cần thiết để giúp bạn tiêu hóa chất xơ. Vì vậy, vai trò của nước mang tính quyết định đối với hệ tiêu hóa.

5.Nước giúp cơ thể bạn loại bỏ chất thải

Lượng nước đủ cho phép cơ thể bạn bài tiết chất thải thông qua mồ hôi, đi tiểu và đại tiện. Thận, gan và ruột sử dụng nước để giúp loại bỏ chất thải. Nước cũng có thể giúp bạn không bị táo bón bằng cách làm mềm phân và giúp di chuyển thức ăn bạn đã ăn qua đường ruột.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp xử lý nước cơ bản đạt tiêu chuẩn

6.Giảm chứng táo bón

Khi bị áp lực thi cử, công việc, hoặc ăn uống không điều độ, bạn rất dễ bị táo bón. Sẽ rất khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến đại tràng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp bị táo bón, đó chính là kết quả của việc uống không đủ nước. Vì vậy, vai trò của nước đối với cơ thể là giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề khi dạ dày tiêu hóa thức ăn.

7.Tăng tỷ lệ trao đổi chất

Vai trò của nước đối với cơ thể đặc biệt hơn khi uống nước lạnh làm tăng sinh nhiệt. Tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi cơ thể ấm lên, tốc độ trao đổi chất tăng cao, đòi hỏi năng lượng (calo) để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân.

Vai trò của nước đối với cơ thể
Nước chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thể con người, đóng vai trò riêng trong từng bộ phận

8. Hỗ trợ giảm cân

Vai trò của nước đối với cơ thể, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cải thiện vóc dáng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước trong bữa ăn tạo cảm giác no. Điều này có nghĩa là bạn ít có khả năng ăn quá nhiều trong một bữa ăn, giúp làm giảm lượng calo không cần thiết dẫn đến tăng cân.

9. Giảm lượng calo

Một trong những lý do chính đằng sau việc tăng cân, hoặc không có khả năng giảm cân, là việc hấp thụ nhiều calo. Mặc dù nhiều người chủ động theo dõi lượng thức ăn, nhưng điều mà nhiều người thường bỏ qua là lượng calo trong các loại đồ uống. Uống nước lọc thay thế cho nước ngọt và cà phê sữa có thể loại bỏ một lượng đáng kể calo từ chế độ ăn uống.

10. Uống nước có thể giúp điều trị sỏi thận

Sỏi tiết niệu hình thành trong hệ thống tiết niệu do các loại muối khoáng hòa tan kết tinh, thành một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Dạng phổ biến nhất là sỏi thận, hình thành ở thận.

Uống nước bổ sung vi khoáng có lợi có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở những người từng bị sỏi thận. Trong trường hợp này, vai trò của nước đối với con người là làm tăng thể tích nước tiểu đi qua thận, làm loãng nồng độ muối khoáng. Do đó, chúng ít có khả năng kết tinh và hình thành sỏi, ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.

11. Uống nước có ảnh hưởng lớn đến mức năng lượng và chức năng não

Bộ não bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lượng nước trong cơ thể. Các nghiên cứu sức khỏe cho thấy, ngay cả khi bạn bị mất nước nhẹ (1-3% trọng lượng cơ thể) có thể làm suy yếu nhiều chức năng não.

Theo số liệu nghiên cứu ở phụ nữ trẻ. Phụ nữ mất nước 1,36% sau khi tập thể dục, làm suy yếu sự tập trung và làm tăng cao tần suất đau đầu. Một nghiên cứu tương tự khác ở những người đàn ông trẻ tuổi. Cho thấy đàn ông mất 1,59% nước gây bất lợi cho trí nhớ làm việc, đồng thời tăng cảm giác lo lắng và mệt mỏi nhiều hơn.

vai-tro-cua-nuoc-doi-voi-co-the
Nguồn nước không thể thiếu trong cơ thể con người và sinh hoạt

Từ những thông tin trên, chúng ta đều thấy được vai trò của nước đối với cơ thể con người cực kỳ quan trọng. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ chính mình, cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể cần nước, tránh mắc các bệnh nguy hiểm.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP.HCM (xem bản đồ)

Hotline: 0283973319109341956570909227720

Đăng ký đại lý: 0934195657

[email protected]