Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay càng ngày càng trở nên ô nhiễm. Đây chính là mối đe doạ nghiêm trọng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Lắp đặt hệ thống lọc tổng gia đình được xem là giải pháp tối ưu nhất để xử lý nước hiệu quả.
Tuy nhiên, khi lắp đặt hệ thống lọc tổng gia đình nên sử dụng van cơ hay van tự động? Bài viết dưới đây, WEPAR sẽ làm rõ và giải đáp thắc mắc này.
Tại sao phải lắp đặt hệ thống lọc tổng gia đình?
Thực tế hiện nay, nước tổng đầu nguồn trong sinh hoạt vẫn chưa xử lý được hoàn toàn độ cứng, mangan và sắt gây nên hiện tượng da bị khô, xà phòng, bột giặt khó tan trong nước…
Bên cạnh đó, các thiết bị trong nhà tắm như vòi nước, bồn vệ sinh xuất hiện dấu hiệu hoen ố, rỉ khét, đóng từng mảng màu trắng lên các đồ dùng trong nhà tắm, nhà bếp…
Giải pháp tối ưu nhất cho thực trạng này là lắp đặt hệ thống lọc tổng sinh hoạt gia đình. Nguồn nước sau lọc tổng sẽ loại bỏ được sắt, mangan, độ cứng… bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Giúp tiết kiệm chi phí tối ưu về thời gian, tiền điện, tiền nước…
Khái niệm van cơ và van tự động, ưu điểm của từng loại?
Van cơ và van tự động là một trong những thiết bị có chức năng nhiệm vụ đóng mở. Trước khi tìm hiểu nên sử dụng loại van nào trong hệ thống lọc tổng thì cần hiểu rõ về 2 loại van này như sau:
Van cơ được hiểu như thế nào?
Van cơ hay còn gọi là thiết bị đóng mở nước trong các cột lọc, phục vụ cho quá trình sục rửa cột lọc. Các cột lọc thường có nhiều chế độ lọc hoạt động theo các cách khác nhau. Vì vậy, van nước cũng sẽ có những loại phụ thuộc theo chế độ của từng cột lọc. Chẳng hạn như cửa nước nguồn, nước xả thải, nước sau lọc…
Ưu nhược điểm của van cơ:
Van cơ có ưu điểm là dễ vận hành, lắp đặt, dễ thay thế, dễ xử lý sự cố. Đây là loại van được sử dụng phổ biến trên các hệ thống lọc tổng với giá thành thấp. Do không phải là van tự động nên người dùng cần nhớ thời gian xả rửa.
Khi tới thời gian xả rửa định kỳ cần phải gạt van, rửa cột lọc bằng tay, cho nên sẽ tốn nhân công và thời gian cho việc xả rửa của hệ thống lọc. Sử dụng van cơ không cần lắp đặt thêm bơm, tủ điện để điều khiển và có thể để ngoài trời được.
Khái niệm van tự động là gì?
Van tự động là thiết bị lọc nước thuộc van thế hệ mới thường gặp trong các hệ thống vận hành thuận dòng và ngược dòng. Van được điều khiển bởi cụm vi mạch điện tử, có thể điều chỉnh được thời gian vận hành hay sục rửa cột lọc.
Do tự động nên được sử dụng trong các hệ thống lọc nước đầu nguồn có công suất vừa và lớn.
Ưu nhược điểm của van tự động
– Van tự động sẽ tự xả rửa, phù hợp gia đình có điều kiện, không có thời gian, giá thành cao, giúp xả rửa định kỳ, không bị nghẹt hệ thống.
– Được hoàn nguyên và tái sinh tự động theo lưu lượng hoặc thời gian làm việc.
– Công suất sục rửa của van đa dạng từ 2m^3 đến 50m^3/h.
– Van sử dụng được cho nhiều loại cột lọc, cột làm mềm với nhiều kích cỡ khác nhau.
– Van tự động sẽ hoạt động một cách tự động theo cài đặt nên không tốn nhân công khi vận hành.
– Người dùng có thể cài đặt van một cách dễ dàng trên màn hình điện tử.
Nhược điểm của van tự động là cần lắp bơm và tủ điện để điều khiển. Nếu để ngoài trời thì cần có mai che bảo vệ thiết bị điện. Vậy, giữa van cơ và van tự động nên sử dụng loại nào khi lắp hệ thống lọc tổng gia đình?
Van cơ và van tự động – Nên lắp van nào trong hệ thống lọc tổng gia đình?
Ngày nay, việc xử lý nước sinh hoạt trong gia đình là yếu tố quan trọng quyết định nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt cho các thành viên. Vì vậy, khi lắp đặt hệ thống lọc tổng, người dùng luôn quan tâm nên lắp van cơ hay van tự động?
Lý do nên lắp đặt van tự động trong hệ thống lọc tổng gia đình
Van tự động là loại van xử lý tiên tiến nhất hiện nay. Với vi mạch điện tử được lập trình sẵn cùng màn hình hiển thị các thông số. Các phím bấm khiến hệ thống làm việc hoàn toàn tự động, dễ dàng hơn với người sử dụng.
Người dùng chỉ cần xác định và cài đặt thời gian cần sục rửa cột lọc. Hệ thống sẽ tự động thực hiện các công việc còn lại. Đây chính là ưu điểm tuyệt vời khi so sánh van cơ và van tự động trong hệ thống lọc tổng.
Ưu điểm van tự động
Đặc biệt, van tự động tiết kiệm tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân công. Van thiết lập chính xác khi nào cần phải sục rửa hệ thống lọc nước. Đây là ưu điểm của van tự động và cũng là nhược điểm khi dùng van cơ.
Van sử dụng nguồn điện 12V nên tuyệt đối an toàn. Sử dụng van tự động sẽ tránh được sai sót. Trong quá trình vận hành của các loại van cơ thông thường.
Van 3 ngã tự động WEPAR
Trên thị trường có nhiều loại van cơ và van tự động với công suất lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt các chế độ van cũng khác nhau như van 3 ngã và 5 ngã. Với dòng van 3 ngã tự động WEPAR có chế độ rửa, lọc, rửa ngược và rửa xuôi.
Khi sử dụng van 3 ngã tự động sẽ tiết kiệm thời gian xả rửa cột lọc. Giúp tăng tuổi thọ vật liệu lọc. Đảm bảo chức năng lọc của vật liệu được tối ưu nhất.
Ưu điểm của van 3 ngã WEPAR vận hành dễ dàng, lắp đặt nhanh chóng. Đặc biệt giúp tăng lưu lượng nước qua cột giúp cải thiện nước đầu ra.