Ai cũng biết nước tinh khiết có độ pH là 7. Nhưng bạn có tự hỏi, độ ph của nước mưa bao nhiêu – loại nước mà rất nhiều người tận dụng để sử dụng dù chưa qua xử lý – có độ pH là bao nhiều? Trong nước mưa có chứa thành phần gì? Có bao gồm axit hay không? Và, thực sự nước mưa có an toàn như ta tưởng? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết này.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nước mưa có sạch không, hứng uống trực tiếp có tốt không?

Độ pH của nước máy, sinh hoạt chuẩn là bao nhiêu 2020

do-hp-cua-nuoc-mua-bao-nhieu

Độ pH của nước mưa bao nhiêu?

Theo kết quả phân tích nước mưa năm 2016 của anh Đô Văn Thi – chuyên gia phân tích mẫu nước, mẫu thực phẩm – Hội viên Hội Hoa lan Việt Nam VOS-HN. Nước mưa bình thường mà chúng ta hay sử dụng có độ pH rơi vào khoảng 5,6. Cụ thể hơn, tại thành phố, độ pH nước mưa dao động từ 4,67 – 7,5. Và tại các khu công nghiệp, nước mưa có độ pH trung bình khoảng 4,72, thường dao động từ 3,8 – 5,3 . Tuy nhiên, nếu so sánh với nước máy hay nước tinh khiết, Thì con số này thấp hơn rất nhiều và không nằm trong khoảng pH khuyên dùng cho nước.

Và theo như nghiên cứu của các chuyên gia khác trong ngành. độ ph của nước mưa bao nhiêu còn phụ thuộc vào thời điểm phân tích. Các kết quả cho thấy, nước mưa vào đầu và cuối mùa mưa có độ pH thấp hơn bình thường (pH < 5,6).

Nước mưa có chứa những thành phần gì?

Nước mưa được hình thành do quá trình bốc hơi và ngưng tụ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, những giọt nước mưa “đựng” trong mây sẽ rơi xuống. Trong quá trình này, hạt mưa mang theo các chất ô nhiễm có sẵn trong bầu khí quyển. Cùng với đó là những bụi bẩn, vi khuẩn gây hại lửng lơ trong không khí. Làm sạch tất cả những nơi mà nó đi qua. Đó là lý do mà chúng ta cảm thấy không khí trong lành hơn mỗi lần trời mưa.

Thực tế cho thấy, khi phân tích mẫu nước mưa ở các khu vực đông dân cư như thành phố, khu đô thị. Hay nơi tập trung nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Thì trong nước mưa sẽ chứa nhiều chất như axit nitri, axit sunfuric, axit cacbonic… Nhưng nếu ở các vùng nông thôn dân cư thưa thớt. Những nơi có không khí trong lành hơn, thì rất có thể chất lượng của nước mưa còn tương đương nước cất. Tuy nhiên, những năm gần đây, với tình trạng không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Rất có thể, tại Việt Nam, không còn nơi nào có thể thu được nước mưa sạch hoàn toàn nữa.

trong-nuoc-mua-co-axit-khong-va-cach-loc-nuoc-mua-nhu-the-nao

Trong nước mưa có axit hay không?

Đọc đến đây thì chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho biệc nước mưa có axit hay không rồi phải không. Chính chỉ số pH có trong nước mưa cũng đã nói lên tất cả. Trong phần độ pH của nước mưa là bao nhiêu ở trên thì ta đã biết độ pH của nước mưa khoảng 5,6. Theo thang đo độ pH, nếu chỉ số pH dưới 7 nghĩa là chất có tính axit.

Như đã nói, khi nước mưa rơi xuống đất sẽ cuốn theo nhiều chất độc gây hại. Trong đó có H2S, SO2 và Nox. Từ đó tạo ra axit H2SO4 và HNO3. Minh chứng lớn nhất là các kết quả kiểm nghiệm đã đề cập ở trên. Khi các nhà phân tích liên tục phát hiện nhiều chất axit độc hại lẫn trong nước mưa.

Tác hại của nước mưa có độ axit cao

Tính axit lớn trong nước mưa có thể hòa tan được các oxit và bụi kim loại có trong không khí. Làm cho nước mưa đã độc lại càng thêm độc. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các vật thể trên trái đất, kể cả con người.

Mưa axit làm tăng độ chua cho đất, hòa tan các nguyên tố cần thiết trong đất như canxi và magie. Dẫn đến tình trạng đất bị suy thoái, thiếu dưỡng chất, khiến cây cối kém phát triển. Thêm vào đó, mưa axit còn khiến lá cây bị cháy, mầm bị chết khô, giảm khả năng quang hợp của cây. Thậm chí, mưa axit còn phá hủy các vật liệu kim loại như đồng, sắt, kẽm… Làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng.

Đặc biệt, đối với con người, mưa axit gây ra các căn bệnh về da nếu ở mức độ nhẹ như mẫn đỏ, dị ứng… Ở mức độ nặng hơn, axit có trong mưa sẽ gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp. Chẳng hạn như: ho khan, nhức đầu, đau họng… Tệ hơn nữa, cơ thể sẽ tích tụ sinh học các kim loại nặng có trong mưa axit. Điều này chắc chắn dẫn đến nhiều căn bệnh trầm trọng liên quan đến ung thư, thần kinh…

do-ph-nuoc-mua-bao-nhieu-neu-thap-thi-co-nhieu-tac-hai-hay-khong

Mau chóng thay đổi khái niệm nước mưa là nước sạch tuyệt đối

Ở các vùng nông thôn, nhiều gia đình vẫn có thói quen tích trữ nước mưa trong bể hay chum, vại. Để tận dụng sử dụng. Vì cho rằng đây là nguồn nước trời ban, không tốn chi phí. Mà còn là nước sạch thật sự. Nhưng như đã phân tích từ đầu bài đến giờ. Nước mưa không hề sạch như lầm tưởng của nhiều người.

Ở các nước phát triển, mà điển hình là Nhật Bản. Người ta vẫn đang tận dụng nước mưa trong ăn uống, sinh hoạt. Bởi họ không có nguồn tài nguyên nước ngọt nhiều như nước ta. Do đặc tính là một đảo quốc, xung quanh chỉ toàn là biển và biển. Nhưng hơn hết, họ nhận thức được sự ô nhiễm nước mưa hiện nay. Do đó luôn có các biện pháp lọc nước mưa, nhất là nước mưa có độ pH thấp, tính axit cao. Nhằm phục vụ cho mọi hoạt động của cuộc sống.

Phương pháp lọc nước mưa tốt nhất hiện nay

Dù nói nước mưa ô nhiễm. Nhưng so với các nguồn nước khác như nước ngầm, nước mặt, nước máy… Thì có lẽ đây là loại nước có mức độ ô nhiễm nhẹ nhất. Do đó, cách lọc nước mưa cũng không có gì phức tạp. Ở nông thôn, nhiều gia đình vẫn sử dụng bể nước mưa tự chế. Để lọc các cặn bẩn, tạp chất kích thước lớn lẫn trong nước. Sau đó, đun sôi nước để sử dụng.

Nhưng ngày nay, việc xử lý nước mưa cũng như các nguồn nước khác đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Chẳng cần tốn thời gian, công sức để thiết kế bể lọc để lọc nước. Một hệ thống lọc tổng đầu nguồn hay xịn hơn là một hệ thống/máy lọc RO đa năng. Là đủ để bạn có thể yên tâm uống nước trực tiếp ngay tại vòi (khi dùng máy lọc có công nghệ RO).

>> Xem thêm: Công nghệ lọc nước RO là gì? Có những ưu nhược điểm gì?

cach-loc-nuoc-mua-tot-nhat-hien-nay

Với công nghệ thẩm thấu ngược tiên tiến, màng lọc RO có kích thước siêu siêu nhỏ. Mọi cặn bẩn, tạp chất, kim loại nặng, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật… Và các axit ngậm trong nước đều bị “đánh bật” ra khỏi các tinh thể nước. Từ đó, cho ra dòng nước sau lọc có độ tinh khiết đạt đến 99,99%. Mọi người có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Lời kết

Cuối cùng thì chúng ta đã biết độ ph của nước mưa bao nhiêu rồi phải không. Bên cạnh các thành phần ô nhiễm khác. Nước mưa hiện nay còn có tính axit rất cao. Và không thực sự an toàn khi sử dụng trực tiếp hay đun sôi. Do đó, nếu vẫn muốn tận dụng nước mưa cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… Tốt nhất hãy lắp đặt hệ thống lọc nước ngay khi có thể. Để đảm bảo độ an toàn tối đa khi sử dụng nước mưa.