Liệu bạn có từng thắc mắc nước ngầm là gì? Và liệu bạn đã từng suy ngẫm về thực trạng ô nhiễm đáng buồn của nước ngầm nước ta? Nếu không, bạn hãy một lần nhìn lại môi trường nước xung quanh. Một lần lên mạng search về thực trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam. Hay đơn giản hơn là đọc hết bài viết này.

>> Xem thêm: Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay và hậu quả nghiêm trọng.

nuoc-ngam-la-gi
Nước ngầm được phân bổ dưới bề mặt đất. Nguồn hình ảnh: Internet

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất. Được phân bổ dưới bề mặt đất, trong các không gian rỗng của đất. Hoặc tích trữ trong các khe nứt của lớp đất đá trầm tích.

Cơ chế hình thành nước ngầm:

Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, nước trên bề mặt (sông, suối, ao, hồ, biển…) bị bốc hơi. Sau đó bay lên không trung, gặp lạnh và ngưng tụ tạo thành hơi nước. Sau đó rơi xuống đất dưới dạng hạt mưa.

Nước mưa một phần sẽ đổ vào nước mặt. Một phần sẽ tiếp tục bốc hơi, ngưng tụ. Một phần sẽ ngấm sâu vào lòng đất. Đến từng đất đá không thấm, nước đọng lại và tạo thành các tầng nước ngầm.

Cấu trúc của tầng nước ngầm thường được chia thành 5 tầng nhỏ:

  • Bề mặt trên: hay còn gọi là mực nước ngầm hay gương nước ngầm.
  • Bề mặt dưới: hay còn gọi là đáy nước ngầm. Đây là tầng tiếp xúc với lớp đất đá cách thủy.
  • Tầng cách thủy: là tầng đất đá không thấm nước, giúp nước được giữ lại.
  • Tầng thông khí: tầng này nằm ở trên tầng nước ngầm, không thường xuyên chứa nước.
  • Viền mao dẫn: hay còn góp là lớp mao dẫn. được phát triển ngay mặt nước ngầm.

Theo thời gian, nước ngầm có thể the dòng chảy, chảy lên trên hoặc ra ngoài. Và nhìn chung, thành phần hóa học và nhiệt độ của nước ngầm ít bị thay đổi theo thời gian. Nước ngầm khá trong và chứa ít vi khuẩn. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh như hiện nay. Nước ngầm cũng đang ô nhiễm ở mức báo động.

nguyen-nhan-o-nhiem-nuoc-ngam-la-gi
Nguyên nhân nước ngầm bị ô nhiễm. Nguồn hình ảnh: Internet

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện nay

Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhất là ở 2 thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong khi đó, nguồn nước sinh hoạt được khai thác từ nước ngầm chiếm đến 30%.

Các kết quả quan trắc gần đây cũng cho thấy. Nước ngầm không còn sạch như ta tưởng. Hầu như các nguồn nước ngầm đều chứa hàm lượng cao các kim loại nặng và các chất có hại. Chẳng hạn như sắt, asen, amoni và các chất hữu cơ…

Nước ngầm ô nhiễm đã mang lại nhiều hậu quả đáng quan ngại. Mỗi năm Việt Nam có đến 200.000 người mắc bệnh ung thư; 9.000 trường hợp tử vong do sử dụng nước ngầm ô nhiễm.

Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm là gì và chất ô nhiễm phổ biến

Hệ quả trên đều xuất phát từ việc nước ngầm chứa nhiều thành phần ô nhiễm độc hại. Do các hoạt động của con người. Như: khai thác, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp… Đã dẫn đến việc nước ngầm chứa không ít chất thải, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, vi khuẩn…

Các thành phần ô nhiễm phổ biến trong nước ngầm là gì?

  • Muối: Không quá bất ngờ khi muối cũng là chất “ô nhiễm” trong nước ngầm. Tình trạng hạn hán kéo dài, nhiều sông suối bị suy giảm dòng chảy đáng kể. Nước sông cạn kiệt vô tình tạo điều kiện cho nước biển tràn vào. Dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn. Theo đó, nước nhiễm mặn thấm sâu vào lòng đất.
  • Chất thải của con người: Hệ thống nước thải không được bảo trì – bảo dưỡng kịp thời. Hệ thống tự hoại không được lắp đặt hợp lý. Cũng là nguyên nhân khiến nước ngầm bị nhiễm bẩn. Việc này sẽ tạo môi trường tốt cho bệnh tật và vi khuẩn lây lan một cách nhanh chóng.
  • Các chất thải nguy hại: Các khu vực chế biến sản xuất, khu công nghiệp chưa xử lý tốt rác/ nước thải. Là nguyên nhân lớn nhất khiến cả nước ngầm lẫn nước mặt ô nhiễm. Chưa kể, các thành phần ô nhiễm do các hoạt động này lại vô cùng độc hại. Đa số là hóa chất và các loại kim loại nặng. Có nguy cơ gây hại rất cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả con người và động vật.
nuoc-ngam-bi-o-nhiem-kim-loai-nang
Tình trạng nước ngầm bị nhiễm kim loại nặng. Nguồn hình ảnh: Internet

>> Tìm hiểu thêm: 10 tác hại uống nước bị nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng đến cơ thể.

  • Thuốc trừ sâu – Thuốc bảo vệ thực vật: Hoạt động nông nghiệp như phun thuốc, chôn lấp phân bón hóa học, thuốc diệt côn trùng… Khiến nhiều chất hóa học thấm vào đất, đi vào mạch nước ngầm. Các chất này là thành phần ô nhiễm chính được phát hiện khi quan trắc nước ngầm. Hàm lượng hóa chất quá cao tồn tại trong nước có khả năng gây tử vong.

Nước ngầm bị ô nhiễm, đối tượng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Thực tế, việc nước ngầm ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, một vài đối tượng nằm trong các khu vực dưới đây sẽ tiềm ẩn mối đe dọa lớn hơn. Nếu không may bạn sống ở gần những khu vực này. Đừng quên nâng cao mức độ cảnh giác khi sử dụng nguồn nước. Kể cả nước ngầm và nước máy.

  • Khu dân cư: khu vực đông dân cư nước có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn. Do có nhiều chất ô nhiễm khác nhau và lượng rác thải cao.
  • Các trang trại: trang trại là nơi tập trung rất nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Nước từ các chất này ngấm vào nước ngầm. Gây nên các vấn đề như vi khuẩn E.coli ảnh hưởng đến sức khỏe. Và khuẩn Listeria sẽ xâm nhập, phá hoại mùa màng thông qua nguồn nước tưới.
  • Khu vực gần bãi rác: Những bãi rác chứa nhiều loại rác thải nguy hiểm. Chưa kể, đó là những loại rác thải đáng lẽ cần được tiêu hủy phù hợp.
  • Khu vực gần nơi khai thác bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực: một vài nhà khoa học đã chứng minh công nghệ nứt vỡ thủy lực làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước ngầm. Bởi những kim loại nặng thải ra trong suốt quá trình vận hành.

Hé lộ biện pháp đơn giản giúp giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm

Nước ngầm thực sự đang ô nhiễm rất nghiêm trọng. Nguyên nhân lớn nhất là do ý thức của con người. Do đó, cách giải quyết vấn đề ô nhiễm hiệu quả nhất lúc này. Là giáo dục cho cộng đồng, hướng tới việc sử dụng nước an toàn.

  1. Cắt giảm tối đa việc sử dụng và lưu trữ các hóa chất độc hại trong nhà.
  2. Không xả rác, thuốc hay hóa chất xuống cống rãnh. Những chất này sẽ đi qua đường ống ngấm vào đất.  
  3. Hạn chế việc dùng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV cho vườn cây, rau nhà bạn. Nếu như bắt buộc phải dùng, hãy dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  4. Bảo trì bể tự hoại hàng năm. Bởi việc bể tự hoại bị rò rỉ cũng khiến cho các chất bẩn ngấm vào đất khu vực xung quanh nhà bạn.
  5. Sử dụng máy lọc nước RO gia đình hoặc hệ thống lọc tổng. Để xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước giếng khoan, giếng đào, nước máy…

>> Có thể bạn quan tâm:

Sơ đồ, nguyên lý hệ thống máy lọc nước RO công nghiệp

Tư vấn lắp hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình tốt 2020

Đừng hiểu lầm nước được khai thác từ sâu trong lòng đất đều là nước sạch. Trước kia thì có nhưng hiện tại thì không. Bên cạnh nước ngầm, các nguồn nước mặt khác và thậm chí là nước biển. Cũng đã mấp mé rơi vào tinh trạng ô nhiễm. Do đó, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ nước ngầm khỏi ô nhiễm ngay lúc này.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP.HCM (xem bản đồ)

Hotline: 0283973319109341956570909227720

Đăng ký đại lý: 0934195657

[email protected]